Tiêu chuẩn vàng trong chăn nuôi gà tre tại tỉnh Tiền Giang

5 năm qua, trong khi các sản phẩm chăn nuôi khác như thịt lợn, thịt bò, trứng gà giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, thì người chăn nuôi gà Tre tại Tiền Giang vẫn có lợi nhuận rất tốt, thậm chí dịp tết Nguyên đán giá bán tăng lên 30-40%/kg so với giá ngày thường. Tiền Giang là tỉnh có tổng đàn gia cầm nhiều nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 16,3 triệu con. Vài năm trở lại đây, đàn gà Tre của tỉnh Tiền Giang được tỉnh quan tâm, bảo tồn và phát triển mạnh. Hiện, tổng đàn khoảng 3 triệu con, tập trung tại các vùng chuyên canh thuộc các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông.

Lợi nhuận to từ những chú gà nhỏ

Vừa qua, tại tỉnh Tiền Giang, Chi cục Chăn nuôi, Thú y tỉnh Tiền Giang; Phòng NN&PTNT huyện Chợ Gạo; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông và Công ty Gold Coin Việt Nam đã phối hợp tổ chức buổi gặp mặt thảo luận với chủ đề “Tiêu chuẩn vàng của gà Tre trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ”. Buổi thảo luận nhằm mục đích giúp chăn nuôi gà Tre bền vững, chuyên nghiệp, cải tiến chất lượng giống gà Tre, cải thiện môi trường chăn nuôi để có giá thành thấp nhất, đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi. Đồng thời, cũng đã chỉ ra thách thức của chăn nuôi gà Tre đó là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đang ở mức cao nhưng tiêu thụ phần lớn tự phát, dân đến lợi nhuận cao nhưng không ổn định. Theo các nhà quản lý, các doanh nghiệp và các chuyên gia chăn nuôi khuyến cáo, cần kiến tạo giải pháp áp dụng chăn nuôi thông minh trong thời kỳ mới là tăng chất lượng, giảm rủi ro, tăng năng suất nhưng không tăng chi phí trong chăn nuôi gà Tre.

Nhiều trang trại gà đã phát triển thành công mô hình “Chuỗi chăn nuôi gà sạch bền vững, hiệu quả” và là mô hình mâu được nhiều nhà chăn nuôi tham khảo, học tập như trại gà Dương Thanh Bình, Thơ Phương, Tòng Thảo… Điểm chung dễ thấy là các trang trại này đều đã mạnh dạn đầu tư áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, đầu tư chuồng trại theo tiêu chuẩn mới, tư duy, ý thức của người chăn nuôi nay cũng đã thay đổi, biết “cùng nuôi – cùng bán”, liên kết đồng bộ theo chuỗi từ con giống đến tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, có thể cắt giảm chi phí đầu vào, rút ngắn thời gian chăn nuôi, giảm rủi ro và nâng cao năng suất. Từ những mô hình thành công của các trại gà tiêu biểu, các chuyên gia đã tổng kết các tiêu chuẩn cơ bản trong chăn nuôi gà Tre trong thời kỳ mới mà các trại đã đạt được hiện nay.

 

Từ bảng tiêu chuẩn nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng tính ra được, với giá bán hiện tại khoảng 80.000 đồng/kg, nhà chăn nuôi có thể đạt lợi nhuận ước tính đến 30-40% (tương đương 20-30 triệu đồng/1.000 gà) chỉ sau khoảng 3 tháng. Vậy, đâu là bí quyết để nhà chăn nuôi đạt mức lợi nhuận hấp dân như thế? Cụ thể, theo các chuyên gia chăn nuôi, người chăn nuôi gà Tre nên liên kết chăn nuôi theo chuỗi (con giống – thức ăn – thuốc – vắc xin; điều trị – thu mua (bao tiêu)). Ứng dụng các giải pháp nuôi gà sạch bằng cách sử dụng “men thảo dược”, kết hợp an toàn sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm chi phí thuốc thú y.

Đây là xu hướng tất yếu của chăn nuôi bền vững, để người chăn nuôi tồn tại và phát triển. Bởi chỉ có như vậy, người chăn nuôi gia cầm mới có thể cắt giảm chi phí đầu vào, đầu ra được bao tiêu và giảm rủi ro. Đồng thời, quản lý được tồn đọng kháng sinh, hướng tới các sản phẩm thịt phải “Ngon và Sạch”, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng hiện đại. TS. Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, với vai trò là nhà quản lý, ông rất phấn khởi khi đi đến những vựa chăn nuôi gà Tre. Hầu hết các đàn gà Tre của bà con đều rất đẹp, sử dụng thức ăn hợp lý, quy trình chăm sóc hiệu quả. “Hy vọng thời gian tới bà con chung tay, góp sức để phát triển đàn gà Tre của tỉnh bền vững, hiệu quả”, TS. Thái Quốc Hiếu nhấn mạnh.

 

Theo chị Lệ, đại diện một gia đình nuôi 120.000 gà Tre chia sẻ, “Để đạt được các tiêu chí trên, chị sử dụng 60-90 lít men thảo dược (tự làm)/1.000 gà, giúp khắc phục được nhiều dịch bệnh trên gà, gần như không sử dụng tới kháng sinh, nhờ đó mà giảm chi phí thuốc thú y, gà khỏe mạnh, không bị hao hụt. Muốn gà tròn lườn (ức như ức chim Cu) thì phải sử dụng cám đặc biệt 7S hoặc 204S để thúc, kết hợp với các loại thuốc bổ trợ như: Butaphos (tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng), Multiamin (bổ xung enzyme tiêu hóa Protein), GROWMASS (Crome hữu cơ) để chống stress và tạo nạc”.

 

Gold Coin Việt Nam: Sát cánh cùng nhà chăn nuôi gà Tre

 

Theo xu hướng toàn cầu hóa và đối mặt với bài toán về hiệu quả kinh tế cũng như rủi ro về dịch bệnh, các nhà chăn nuôi tại Việt Nam đang dần chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp, hiện đại với số lượng lớn. Đáp ứng với thời kỳ mới, Gold Coin Việt Nam đã đầu tư, nghiên cứu thử nghiệm các giải pháp dinh dưỡng đồng bộ và trọn gói, phù hợp với con giống, điều kiện khí hậu và yêu cầu thị trường riêng có của các sản phẩm chăn nuôi.

 

Một ví dụ tiêu biểu cho việc đồng hành và thấu hiểu của Gold Coin với nhà chăn nuôi chính là dòng sản phẩm đặc thù cho gà Tre. Gà Tre là đặc sản số 1 về thịt gia cầm, nhưng lại rất khó nuôi, kén thức ăn, giá thành cao. Để phục vụ cho phân khúc gà Tre, Gold Coin đã xây dựng công thức và sản xuất dòng sản phẩm độc đáo được chuẩn hóa, giúp tối ưu hệ tiêu hóa, giảm bệnh tật và hấp thu tối đa dinh dưỡng để đạt năng suất cao. Cũng chính vì vậy, chu kỳ nuôi gà Tre được rút ngắn, gà mập cân, nặng ký, chắc thịt, lông bóng mượt, bán được giá so với những giống gà dùng cám khác.

 

Cùng với đó, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ về chăn nuôi gà đặc sản (Gà Tre, Gà Nòi…) ở các tỉnh, vùng trong cả nước thông qua các buổi hội thảo, tập huấn hoặc tư vấn trực tiếp tại trang trại, thiết lập các trại mô hình, trại mâu để hướng dân bà con chăn nuôi hiệu quả.

 

Một cải tiến quan trọng khác nữa là việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Việc áp dụng công nghệ số sẽ giúp khách hàng tương tác với Gold Coin nhanh hơn, thuận tiện hơn và hiệu quả hơn. Nhờ đó, các nhu cầu thông tin của khách hàng cũng như yêu cầu, phản hồi của khách hàng sẽ nhanh chóng trở thành khối dữ liệu lớn làm nền tảng cho các cải tiến, đổi mới để cùng nhau phát triển.

TS. Thái Quốc Hiếu (ngoài cùng, bên trái) – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y tỉnh Tiền Giang; PGS.TS Nguyễn Trọng Ngữ – Phó hiệu trưởng trường Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ (thứ hai từ phải vào) và đại diện Công ty Gold Coin Feedmill miền Nam thăm trang trại chăn nuôi gà Tre

Hà Ngân

Thấu hiểu những “niềm đau chôn giấu” của khách hàng

 

Với những giá trị cốt lõi xuyên suốt là: Đổi mới – Hợp tác – Trách nhiệm – Chính trực, Gold Coin xem trọng các đại lý, nhà chăn nuôi như những đối tác tin cậy. Năm 2024, Gold Coin tiếp tục đưa ra các sản phẩm và giải pháp cải tiến, dựa trên thấu hiểu những “niềm đau chôn giấu” của khách hàng, lắng nghe một cách chủ động các phản hồi từ khách hàng và thị trường.

Lượt xem: 0
Nguồn:nhachannuoi.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật