Vấn đề chất độn chuồng

Chất độn chuồng là sự kết hợp giữa vật liệu lót chuồng, lông vũ, thức ăn thừa và phân. Chất độn được đặt trên sàn để hút nước từ phân và nước uống rơi vãi từ máng cho đến khi có thể loại bỏ nó bằng hệ thống thông gió thích hợp. Vì chân của gà tiếp xúc thường xuyên với chất độn chuồng nên chất lượng của chúng có liên quan trực tiếp đến chất lượng chân của gia cầm. Chất lượng chân tốt rất quan trọng đối với sức khỏe và năng suất của gà thịt, đó là lý do tại sao mà chất độn chuồng là một trong những tiêu chí nằm trong danh sách kiểm tra phúc lợi động vật.

Trở lại năm 1923, tác giả A. B. Dann đã viết trên Tạp chí Khoa học về Gia cầm (Poultry Science) rằng “chất độn ẩm ướt trong chuồng là một vấn đề khá khó khăn đối với hầu hết những người chăn nuôi gia cầm”. Gần một thế kỷ sau – thời điểm chúng ta đang sống – thời điểm mà chất độn chuồng ẩm ướt vẫn là một vấn đề khó khăn mà tôi thường gặp phải khi tôi đi dạo quanh chuồng của người người chăn nuôi gia cầm.

Độ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của chất độn trong chuồng gà thịt. Chúng ta cần giảm lượng nước cho vào chất độn và tăng lượng nước bốc hơi.

Độ ẩm của chất độn trong chuồng gà thịt bao nhiêu thì gọi là quá nhiều?

Trên thực tế, không có một phần trăm độ ẩm nào liên quan trực tiếp đến các vấn đề mà chất độn chuồng ẩm ướt gây ra. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến chất lượng của chất độn như từ chủng loại của chất độn chuồng đến sự hoạt động của gia cầm. 

SỰ QUẢN LÝ LÀ YẾU TỐ CHỦ CHỐT

Thực hành quản lý là yếu tố chủ chốt để kiểm soát đúng độ ẩm của chất độn chuồng. Hệ thống nước cần được kiểm tra thường xuyên và sửa chữa các vấn đề rò rỉ ngay lập tức. Chiều cao của máng nước và áp lực nước nên được điều chỉnh thích hợp khi gia cầm phát triển để tránh nước tràn quá nhiều vào chất độn chuồng. Theo ý kiến của tôi, chiều cao của máng nước nên được điều chỉnh hàng ngày.

Tương tự như vậy, việc tăng cường thông gió cũng là điều cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về thoát ẩm khi đàn gia cầm già đi. Việc thông gió cần được theo dõi liên tục, khi sự tiêu thụ và lượng phân tăng lên thì hệ thống thông gió cũng phải tăng theo.

Việc thông gió tốt là điều rất quan trọng vào mọi thời điểm trong năm để kiểm soát độ ẩm của chất độn. Tôi nhận thấy rằng các nhà chăn nuôi gia cầm thường giảm đáng kể tỷ lệ thông gió vào mùa đông để tiết kiệm nhiên liệu và giảm chi phí sưởi ấm, nhưng điều đó thường dẫn đến việc chất độn chuồng bị ẩm ướt và tăng nồng độ amoniac, điều này sẽ đe dọa cho sức khỏe của cả đàn. Kết quả là phúc lợi của cả đàn gia cầm bị tổn hại, và điều này đòi hỏi phải tăng cường hệ thống thông gió và thậm chí phải sử dụng nhiều nhiên liệu hơn để loại bỏ độ ẩm dư thừa, cũng như mức amoniac cao. Sau cùng, việc tiết kiệm này có thể gây tốn kém hơn so với việc vẫn duy trì sự tỷ lệ thông gió ở mức tối ưu ngay từ ban đầu.

KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THÔNG GIÓ

Trong những năm tôi làm trong lĩnh vực công nghệ dịch vụ gà thịt, có lẽ tôi đã cảnh báo các nhà chăn nuôi về chương trình thông gió của họ nhiều hơn bất kỳ khía cạnh nào khác trong việc nuôi gà. Ngày nay, với tư cách là một chuyên gia khuyến nông gia cầm, tôi nhận thấy có rất ít thay đổi trong khoảng từ 35 đến 40 năm qua vì tôi thấy rằng việc thông gió vẫn là vấn đề khó khăn mà các nhà chăn nuôi phải cố gắng giải quyết nhiều nhất.

Tôi thực sự không hiểu tại sao tôi chưa thể giải quyết được vấn đề này trong thời kỳ non trẻ của tôi khi còn làm ở lĩnh vực công nghệ dịch vụ, nhưng tôi nghĩ hiện nay tôi làm được. Đó là vì tôi không thể chỉ cho nhà chăn nuôi về việc thông gió dễ dàng như những vấn đề khác. Tôi có thể chỉ cho họ xem các máng ăn khi chúng được đặt ở quá cao hoặc quá thấp, hoặc có chứa quá nhiều thức ăn trong máng, điều này sẽ gây ra lãng phí thức ăn. Tôi có thể chỉ cho họ xem các hệ thống máng nước khi đặt không đúng chiều cao hoặc cần điều chỉnh bộ điều chỉnh áp suất. Cánh quạt hoặc bản lề bẩn cũng như vành đai hoặc ròng rọc của quạt bị mòn là những thứ mà tôi có thể mô tả và họ có thể dễ dàng nhìn thấy.

Nhưng tôi không thể chỉ cho họ xem tốc độ gió, kiểu luồng không khí, độ ẩm hoặc mức amoniac. Tôi có thể hun khói chuồng gia cầm bằng bom khói ở giữa các đàn và chứng minh tốc độ gió và các kiểu luồng không khí, nhưng tôi không thể làm điều đó khi có đàn gia cầm vẫn còn trong chuồng, cộng với điều kiện thay đổi trong suốt thời gian chúng ở trong chuồng. Thật không hay, những thứ bạn không thể nhìn thấy thì sẽ rất khó quản lý và kiểm soát.

CÂN NHẮC VỀ MẬT ĐỘ GIA CẦM

Mật độ gia cầm là một yếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng đến độ ẩm của chất độn chuồng. Điều này có nghĩa là, sự di chuyển kịp thời của gà từ nửa chuồng sang toàn chuồng và số lượng gà đồng đều ở cùng lứa hoặc không cùng lứa. Đồng hồ nước riêng biệt cho gà cùng lứa hoặc khác lứa có thể giúp xác định khi nào thì số lượng gà đồng đều. Hoặc trên thực tế, bạn có thể xác định chính xác “nhãn cầu” ở mỗi lứa và xác định khi nào thì số lượng gà đồng đều. Khi số lượng gà đồng đều thì chúng ta nên lắp đặt hàng rào di cư để chia chuồng thành các góc tư để duy trì sự phân bố đàn đồng đều.

CÁC BIỆN PHÁP KHÁC ĐỂ KIỂM SOÁT ĐỘ ẨM 

Sử dụng quạt tuần hoàn gió trên trần giúp làm khô chất độn chuồng. Chúng có thể chạy liên tục hoặc được lập trình để chạy bất cứ khi nào các quạt thông gió tối thiểu không hoạt động. Chúng cần tạo luồng gió mà gà con thích; chúng phải tạo ra luồng không khí nhẹ nhàng giúp phá vỡ sự phân tầng nhiệt độ không khí trong chuồng và hỗ trợ làm khô chất độn chuồng.

Điều quan trọng nữa là phải chuyển hướng nước mưa ra khỏi chuồng và tấm lót. Nước đọng ngay bên ngoài chuồng gà có thể thấm vào đệm lót và hút ngược từ dưới lên thấm vào chất độn. Độ ẩm sàn từ tấm lót hoặc tấm bìa cứng – nếu có một trong những lớp cứng, rắn, chứa đầy hơi ẩm nằm trên tấm lót – có thể là một trong những nguyên nhân chủ chốt trong việc tạo nên mức amoniac cao.

Lớp nền cần có độ sâu vừa đủ. Nên duy trì tối thiểu là 3 inch, và độ sâu lý tưởng là  từ 4 đến 6 inch. Độ sâu của chất độn chuồng cần phải đồng đều trong toàn bộ chuồng vì nếu biến đổi thì có thể gây khó khăn cho việc duy trì chiều cao thích hợp của máng ăn và máng nước. Ngoài ra, những khu vực có ít chất độn sẽ nhanh chóng loang ra và phát triển thành những chỗ ẩm ướt, dẫn đến nồng độ amoniac cao hơn và gia tăng các vấn đề về bàn chân của gia cầm.

Việc đảm bảo chất lượng cho chất độn chuồng không đơn thuần là duy trì độ ẩm thích hợp, mà còn về tính bở của chất độn. Khi chất độn chuồng thưa và bở, điều này sẽ làm cho gà biểu hiện các hành vi tự nhiên như cào và tắm bụi. Khi độ ẩm của chất độn chuồng tăng trên 25% đến 30%, chúng sẽ bắt đầu bị kết dính; vì độ ẩm hoạt động như một chất kết dính tự nhiên nên chất độn sẽ bắt đầu dính vào nhau, đóng thành cục hoặc vón cục. Việc đóng cục và vón cục chất độn chuồng sẽ đe dọa đến sức khỏe bàn chân của gia cầm.

CÂN NHẮC VỀ HOẠT ĐỘ NƯỚC

Ngoài độ ẩm của chất độn chuồng, tôi ngày càng tin rằng chúng ta cần phải xem xét hoạt độ nước trong chất độn chuồng. Độ ẩm là thước đo lượng nước có mặt trong đó. Hoạt độ nước cho chúng ta biết về năng lượng của lượng nước đó và làm thế nào (hoặc nếu) lượng nước có thể cho vi sinh vật.

Hoạt độ nước là thước đo lượng nước khả dụng hoặc “tự do” trong chất độn chuồng. Nó mô tả mức độ mà nước bị “giới hạn” trong chất độn chuồng và có thể giúp dự đoán sự phát triển của vi sinh vật vì vi sinh vật chỉ có thể sử dụng nước “tự do” để phát triển.

Máy đo hoạt độ nước được sử dụng để đo hoạt độ nước dựa trên mức thang từ 0,0 đến 1,0. Chất độn chuồng cho gia cầm đạt đến mức hydrat hóa tới hạn khi mức hoạt độ nước từ 0,75 đến 0,90; tương ứng với độ ẩm nằm trong khoảng từ 12% đến 24% . Nếu hoạt độ nước được giữ dưới mức hydrat hóa tới hạn, chất độn chuồng vẫn bở và gà có thể hoạt động trong phân. Khi chất độn chuồng không ẩm ướt thì sẽ có ít vi sinh vật phát triển hơn. Mục tiêu là phải việc duy trì hoạt độ nước ở mức hoặc thấp hơn 0,90 – độ ẩm của chất độn ở mức 24%.

Nói chung, cần duy trì hoạt độ nước lớn nhất với vật liệu mới lót nền chuồng, sau đó giảm hoạt độ nước trong quá trình gia cầm đang lớn và  bổ sung thêm phân gia cầm và các vật liệu hữu cơ có thể tự phân huỷ. Điều này xảy ra vì vật liệu lót nền chuồng như mùn cưa và vỏ bào có bản chất là xenluloza, và các vật liệu thuộc nhóm xenlulo giữ nước bằng các liên kết đơn giản, trong khi việc bổ sung phân (chứa protein, cacbohydrat và muối) sẽ tạo ra các liên kết phân tử phức tạp hơn giúp liên kết mạnh hơn với nước trong chất độn chuồng.

Quản lý chất độn chuồng tốt là yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà thịt khỏe mạnh và cung cấp những điều kiện phúc lợi thích hợp cho chúng. Điều này đặc biệt đúng đối với chăn nuôi gà thịt theo chương trình không kháng sinh. Độ ẩm của chất độn chuồng là một công cụ có giá trị để đánh giá chất lượng chất độn và xác định năng suất của đàn, nhưng hoạt độ nước có thể còn quan trọng hơn và cần được chú ý nhiều hơn trong tương lai vì nó có thể ảnh hưởng đến quần thể vi sinh vật.

Lượt xem: 4
Nguồn:nhachannuoi.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật