So sánh ảnh hưởng của đường cấp thuốc lên năng suất sinh sản trên heo nái đẻ

Trong chăn nuôi heo nái, vấn đề stress do các thao tác can thiệp khi cấp thuốc luôn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, miễn dịch và năng suất chăn nuôi.

Tóm tắt

Trong chăn nuôi heo nái, vấn đề stress do các thao tác can thiệp khi cấp thuốc luôn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, miễn dịch và năng suất chăn nuôi. Trong thực tế, có 2 cách cấp thuốc cho heo nái trong thời điểm xung quanh giai đoạn sinh con, đó là cấp thuốc và chất bổ sung bằng đường chích hoặc cấp qua đường thức ăn.

Thực tế theo dõi trên 150 heo nái đẻ ở các trang trại chăn nuôi ở vùng Đông Nam Bộ cho thấy rằng, nếu cấp thuốc bằng đường thức ăn đang là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Điều này làm giảm stress cho heo nái đồng thời, có 1 số loại thuốc, cụ thể là thuốc giảm đau hạ sốt, nếu cấp bằng đường thức ăn sẽ làm cho lượng thuốc duy trì trong thức ăn sẽ làm cho mức độ giảm đau, heo nái ăn nhiều hơn và nhanh phục hồi hơn. Kết quả thể hiện rõ trên các chỉ tiêu năng suất như số lượng heo con sinh ra, heo cai sữa, heo con theo mẹ tốt hơn, đồng thời trọng lượng của heo con cũng cải thiện hơn. Điều này mở ra một hướng mới trong việc cung cấp thuốc cho heo nái ít gây stress nhất cho heo.

I. Giới thiệu

Chăm sóc heo nái đẻ là giai đoạn quan trọng nhất trong chuỗi chăn nuôi heo bởi vì nếu sức khoẻ nái tốt sẽ tự chăm sóc tốt cho đàn heo con. Thời điểm quan trọng nhất là lúc heo nái sinh đẻ. Cảm giác đau đớn khi đẻ gây nên stress cho heo nái, làm cho heo nái giảm ăn. Ngoài ra, quá trình sinh sản còn làm cho heo nái mất sức và có thể có những tổn thương ở cơ quan sinh dục, hiện tượng viêm sốt chắc chắn sẽ xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Đồng thời, quá trình thay đổi về sinh lý sinh sản và tiết sữa sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hoá trên nái.

Để hỗ nái trong thời gian này, cần cung cấp đầy đủ các chất bổ trợ cho heo nái như: thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, các loại vitamin và kháng sinh. Với trọng lượng nái lớn, nếu chỉ cung cấp qua đường tiêm chích với liệu trình 1 lần/ ngày thì không đáp ứng đủ lượng thuốc và gây đau đớn cho heo nái, làm tăng thêm stress cho heo nái trong thời điểm quan trọng này.

Do đó cần bổ sung thêm chất bổ trợ (chủ yếu là các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E), vitamin C, hạ sốt…) vì nguồn vitamin trong khẩu phần có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu này và đồng thời giúp heo nái có thể giảm stress trong tiết sữa và nuôi con.

Việc nuôi nhốt trong chuồng dẫn đến thiếu ánh sáng mặt trời để tổng hợp vitamin D, cùng với việc cho ăn thức ăn hỗn hợp, tăng lứa đẻ, tiềm năng di truyền và giảm tuổi cai sữa là một số yếu tố làm tăng nhu cầu bổ sung đầy đủ vitamin tan trong chất béo. Bên cạnh các chức năng sinh lý đã được công nhận, hàm lượng vitamin hòa tan trong chất béo tối ưu đã được chứng minh là tăng cường khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào và dịch thể, mức tocopherol trong huyết thanh dưới 3 μg / mL (Penelli-Saavedra, 2003).

Mặc dù tất cả đều tan trong chất béo, ba loại vitamin này được chuyển hóa và lưu trữ khác nhau ở heo. Vitamin D (cholecalciferol), không giống như vitamin A và E, có thể được tổng hợp bởi động vật tiếp xúc đầy đủ với tia UV. Cấp bậc chuyển hóa qua nhau thai của vitamin là vitamin D> vitamin A> vitamin E cho thai nhi trong tử cung. Sau khi sinh, việc chuyển qua đường ruột / sữa là vitamin E> vitamin A> vitamin D (Matte và Lauridsen, 2013)

Heo con và heo nái có thể được hưởng lợi từ các vitamin tan trong chất béo bổ sung trước khi chăn nuôi và sinh sản (Mahan và ctv., 2000; Lindermann và ctv., 2008). Ngoài việc bổ sung thức ăn hỗn hợp, việc bổ sung nước, uống và / hoặc tiêm vitamin A, D và E hòa tan trong chất béo đã được chứng minh là tối ưu hóa tình trạng vitamin trong các giai đoạn sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, cấp thuốc qua đường tiêm vô tình mang đến những tác động không mong muốn như áp-xe nơi tiêm, phải tiêm cùng lúc quá nhiều thuốc, gây stress trong quá trình tiêm và nuôi con. Dẫn đến heo dễ xuống sức, chất lượng sữa không đảm bảo gây tác động xấu đến đàn con. Đồng thời, quá trình nuôi nhốt trong môi trường cố định, vô tình gây tress mãn tính cho heo nái mang thai.

Để giảm thiểu tình trạng heo nái bị các tác động bất lợi từ việc cấp thuốc qua đường tiêm chích, chúng tôi tiến hành thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc trộn các chất bổ trợ trên cùng với thức ăn hằng ngày, góp phần giảm stress hữu hiệu cho heo.

II. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành trên 150 heo nái trong giai đoạn đẻ, thực hiện tại 3 trang trại thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Heo nái chia thành 2 nhóm: nhóm 1 sẽ cấp thuốc bổ trợ qua đường tiêm bắp; nhóm 2 là trộn chất bổ trợ vào thức ăn.

Chất bổ trợ được sử dụng theo quy trình bổ sung của trại cho nái mang thai và nuôi con, bao gồm các thành phần: vitamin A,D và E, kháng sinh, thuốc giảm đau – hạ sốt, được sử dụng cho heo nái sau sinh.

Tất cả các chỉ tiêu liên quan đến năng suất heo nái đều được ghi nhận, bao gồm số lượng heo sơ sinh còn sống, heo con cai sữa, lượng thức ăn trên heo nái, số ngày lên giống lại, sức khoẻ heo nái. Lượng thức ăn hằng ngày cũng được ghi nhận. Dữ liệu sau khi thu thập tiến hành xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và được so sánh bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA (Minitab 16).

III. Kết quả và thảo luận.

Năng suất của heo nái và trọng lượng heo cai sữa khi cấp thuốc qua đường tiêm chích và trộn cám được thể hiện ở bảng sau. 

Mặc dù số lượng heo sơ sinh còn sống, khối lượng TB của heo sơ sinh, heo con theo mẹ cũng như heo cai sữa của nghiệm thức trộn thuốc bổ trợ vào TA có xu hướng tốt hơn việc chích thuốc, tuy nhiên nó không có sự khác biệt rõ ràng (P > 0,05). Bên cạnh đó, số lượng heo con theo mẹ cao hơn ở nhóm 2 so với nhóm 1 (nhóm 1 và 2 lần lượt là là 11,23 ±  1,25 con và 11,71 ± 0,67 con đối với heo con theo mẹ, 10,331,1 con và 11,12 0,76 con đối với heo cai sữa), sự khác biệt này có ý nghĩa trong sinh học với P < 0,05. Điều này cho thấy, khi trộn chất bổ trợ vào trong thức ăn, số lượng heo theo mẹ và heo cai sữa cao hơn. Tuy nhiên, do số lượng heo con cần nuôi của nhóm 2 nhiều hơn, do đó lượng ăn trung bình của heo nái khi nuôi con cũng cao hơn (P < 0,05).  Từ các kết quả trên, việc trộn thuốc vào thức ăn cho  heo nái mang mang lại lợi ích tốt hơn so với việc bổ sung qua đường tiêm chích.

Bảng 1. Năng suất của heo nái khi được cấp chất bổ trợ qua việc tiêm chích (Nhóm 1) và trộn vào thức ăn (Nhóm 2)

Nghiệm thức

Heo con sơ sinh

Heo con theo mẹ

Heo con cai sữa

Lượng TA heo nái sử dụng khi nuôi con

Số lượng (con)

Khối lượng TB

(kg/con)

Số lượng (con)

Khối lượng TB

(kg/con)

Số lượng (con)

Khối lượng TB

(kg/con)

Nhóm 1:

Đường tiêm

11,232,1

1,40,13

11,23b1,25

1,380,1

10,33b1,1

6,310,41

4,66b0,28

Nhóm 2:

Trộn TA

11,711,7

1,430,11

11,71a0,67

1,420,1

11,12a0,76

6,420,47

4,79a 0,25

Giá trị P

0,201

0,251

0,017

0,094

0,000

0,225

0,016

Ghi chú: các kí hiệu a, b trên cùng hàng biểu hiện mức độ khác nhau của các chỉ tiêu khi tiến hành phân tích thống kê (P < 0,05)

Khi theo dõi thí nghiệm, thực tế nhận thấy rằng heo nái trong nhóm cấp thuốc bằng đường trộn, trong tuần đầu tiên sau đẻ có sức khoẻ tốt, lượng ăn vào nhiều hơn khác biệt so với nhóm heo nái cấp thuốc bằng đường chích. Điều này chứng tỏ heo nái được ít bị stress hơn và hồi phục sức khoẻ hơn. Điều đó rất quan trọng vì có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiết sữa đầu và sữa thường cả về chất lượng lẫn số lượng, nhờ đó có tác dụng trực tiếp lên sức khoẻ heo con.

Qua thử nghiệm trên, khi bổ sung thuốc hỗ trợ bằng cách trộn vào thức ăn cho heo nái ăn hằng ngày sẽ làm tăng năng suất của heo nái và giúp heo nái có thể giảm stress trong quá trình nuôi dưỡng. Trong quá trình này, dinh dưỡng của heo mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sống sót cũng như tăng trưởng của heo con, đảm bảo cho heo con phát triển bình thường (Tuchscherer và ctv., 2012; Li và ctv., 2020).

Trong quá trình đẻ, heo nái trải qua sự đau đớn nhất định, điều đó góp phần gây stress cho heo (Peter và ctv., 2014). Đồng thời, vi sinh vật luôn tồn tại trong môi trường chăn nuôi, stress gây nên giảm sút miễn dịch ở heo mẹ, dễ gây nên các viêm nhiễm trong quá trình mang thai hoặc cho con bú, sẽ góp phần vào yếu tố gây stress cho heo mẹ. Từ những yếu tố stress trên, heo con được sinh ra có hệ miễn dịch không cao, dễ nhiễm trùng, gây viêm dẫn đến heo con yếu ớt và dễ loại thải (Theil và ctv., 2014; Beloosesky và ctv., 2010; Mor và ctv., 2017; Berchieri-Ronchi và ctv., 2011). Vì thế việc trộn các chất bổ trợ (vitamin ADE, giảm sốt, kháng sinh) vào trong thức ăn giúp cho heo nái giảm stress, tăng chất lượng sữa nuôi con, dẫn đến heo con phát triển tốt hơn, có sức đề kháng mạnh mẽ chống lại các tác nhân bất lợi của môi trường.

Mặc khác, thuốc giảm đau được bổ sung sau khi nái đẻ xong với liều cấp 1 lần/ngày qua đường tiêm chích. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng trong vòng 6 giờ kể từ khi cấp thuốc và liệu trình sử dụng kháng sinh là từ 5-7 ngày (Võ Thị Trà An, 2019), do đó heo nái sẽ bị đau đớn dẫn đến bỏ ăn hoặc ăn ít. Vậy nên, việc bổ sung thuốc giảm đau vào thức ăn thì heo nái được cung cấp thường xuyên sẽ không bị đau đồng thời heo mẹ ăn được nhiều hơn sẽ tiết sữa nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng, cơ sở chăn nuôi cần nuôi dưỡng heo nái ở không gian rộng rãi, có thể di chuyển tự do,… sẽ làm giảm stress đáng kể cho heo (Ioan và ctv., 2019).

III. Kết luận

Việc cung cấp chất bổ trợ (vitamin, thuốc giảm đau, hạ sốt, …) cho heo nái đẻ rất quan trọng, bổ sung được lượng vitamin bị thiếu hụt, đồng thời góp phần làm giảm các stress tác động lên heo, giúp heo con sinh ra có chất lượng tốt. Đường cấp thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong thời điểm này. Việc thuốc qua việc trộn thức ăn cho heo ăn hằng ngày, đảm bảo liều lượng và liệu trình phòng và trị bệnh cho heo nái, giúp heo gây đau đớn, tránh đề kháng kháng sinh, giảm hành vi cắn và đè chết con. Hơn hết, cung cấp thuốc qua đường ăn uống giúp người chăn nuôi dễ dàng thực hiện hằng ngày.  

Tác giả: TS Ngô Hồng Phượng

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Hương

Tổng giám đốc, Công ty TNHH Gold Coin Feed mill Bình Dương

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Beloosesky R, Maravi N, Weiner Z, Khatib N, Awad N, Boles J, et al., 2010, Maternal Lipopolysaccharide-Induced Inflammation During Pregnancy Programs Impaired Offspring Innate Immune Responses. Am J Obstet Gynecol 203:185.

Berchieri-Ronchi CB, Kim SW, Zhao Y, Correa CR, Yeum KJ, Ferreira A., 2011, Oxidative Stress Status of Highly Prolific Sows During Gestation and Lactation. Anim Int J Anim Biosci 5:1774–9.

Ioan Hutu PhD, Gary Onan PhD, 2019, Alternative Swine Management Systems

Li N-y, Sun Z-j, Ansari AR, Cui L, Hu Y-f, Li Z-w, et al., 2020, Impact of Maternal Selenium Supplementation From Late Gestation and Lactation on Piglet Immune Function. Biol Trace Elem Res 194:159–67.

Lindemann, M.D., J.H. Brendemuhl, L.I. Chiba, C.S. Darroch, C.R. Dove, M.J. Estienne, and A.F. Harper. 2008. A regional evaluation of injections of high levels of vitamin A on reproductive performance of sows. J. Anim. Sci. 86:333-338.

Liu, X., Song, P., Yan, H., Zhang, L., Wang, L., Zhao, F., … Wang, L., 2021. A Comparison of the Behavior, Physiology, and Offspring Resilience of Gestating Sows When Raised in a Group Housing System and Individual Stalls. Animals, 11(7), 2076.

Mahan, D.C., Y.Y. Kim and R.L. Stuart. 2000. Effect of vitamin E sources (RRR- or all-rac-alpha-tocopheryl acetate) and levels on sow reproductive performance, serum, tissue, and milk alpha-tocopherol contents over a fiveparity period, and the effects on the progeny. J. Anim. Sci. 78: 110–119.

Matte, J.J. and C. Lauridsen. 2013. Vitamins and vitamin utilization. In Sustainable Swine Nutrition. L.I. Chiba, Ed. 139-172.

Merlin D. L., Robert L. S. and John G., 2013, Oral and injectable fat-soluble vitamin programs for sows, newborn and weaned pigs, 2013 AASV Annual Meeting: Purpose-Inspired Practice

Mor G, Aldo P, Alvero AB. , 2017, The Unique Immunological and Microbial Aspects of Pregnancy. Nat Rev Immunol 17:469–82.

Peter J. Chenoweth, … Cornelia Flöercke, 2014, Chapter 5 – Reproductive and Maternal Behavior of Livestock in Genetics and the Behavior of Domestic Animals (Second Edition), p 159-194.

Pinelli-Saavedra, A. 2003. Vitamin E in immunity and reproductive performance of pigs. Reprod. Nutr. Dev. 43:397-408

Theil PK, Lauridsen C, Quesnel H., 2014, Neonatal Piglet Survival: Impact of Sow Nutrition Around Parturition on Fetal Glycogen Deposition and Production and Composition of Colostrum and Transient Milk. Animal 8:1021–30.

Tuchscherer M, Otten W, Kanitz E, Gräbner M, Tuchscherer A, Bellmann O, et al. 2012, Effects of Inadequate Maternal Dietary Protein: Carbohydrate Ratios During Pregnancy on Offspring Immunity in Pigs. BMC Vet Res 8:1–11.

Võ Thị Trà An, 2019, Dược lý thú y, Tái bản lần 3, NXB Nông nghiệp

 
Lượt xem: 23
Nguồn:nhachannuoi.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật